Wednesday, June 10, 2015

Những bí mật về công nghệ phản trọng lực theo tiến sĩ Paul LaViolette

Tags

 




Lời giới thiệu:

Ts. Brian E. Ostrowski


Chương trình hợp tác đào tạo

ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Công nghệ Sài Gòn


Theo tiến sĩ Paul LaViolette, chủ tịch Quỹ Starburst và tác giả nhiều cuốn sách về vật lý và thiên văn học, việc chúng ta vẫn sử dụng những chiếc máy bay dân dụng có 2 cánh, hoạt động trên các nguyên lý cổ điển như lực cản, lực đẩy, và lực nâng khí động lực học là thật xấu hổ và không cần thiết. Về thực tế, các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu trong ngành hàng không đã thiết kế và chế tạo thành công những tàu bay vượt trội ít nhất từ thập niên 50 thế kỷ qua. Tuy nhiên, các loại máy bay này được độc quyền sử dụng trong lực lượng vũ trang một số siêu cường quốc, để lại giai cấp lao động thế giới và thậm chí không quân các nước khác trong sự lạc hậu về công nghệ bay.


Công nghệ phản trọng lực gồm nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo điều kiện cho một tàu bay không chịu ảnh hưởng bình thường của lực hấp dẫn Trái đất. Với điều kiện này, tàu bay có thể di chuyển thật nhanh – từ 40 000 km/giờ trở lên, hoặc khoảng 2 vòng quanh thế giới trong 1 tiếng đồng hồ. Khi kết hợp công nghệ phản trọng lực với công nghệ “quét” hạt ảo trong chân không lượng tử, vận tốc tàu bay có thể vượt tốc độ ánh sáng. Theo các nhà khoa học Năng lượng Mới như Robert Storm, Harold Puthoff, và Bernard Haisch, kỹ thuật “lá chắn quán tính” bảo vệ các phi công và phi hành gia trong sự tăng tốc nhanh và những thao tác đột ngột khác.







Chiếc Boeing 787 được xem là rất hiện đại. Tuy nó có nhiều điểm vượt trội so với chiếc máy bay đầu tiên của 2 anh em Wright, nhưng nó vẫn dựa vào các nguyên lý khoa học cổ điển và rất tốn nhiên liệu hóa thạch.

Hiện, các kỹ thuật để thực hiện những chuyến bay phản trọng lực hầu như không được đề cập đến trong giáo trình các chương trình vật lý và khoa học hàng không của chúng ta. Dù chúng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ các thập niên 50-60, những để duy trì một chênh lệch lớn giữa họ và những nước khác trên thế giới, nhà lãnh đạo các cường quốc đã xếp loại kiến thức khoa học này là “bí mật quốc gia” trên cơ sở nó liên quan đến “an ninh quốc phòng”. Một số kỹ thuật tạo lực đẩy phản trọng lực được Paul LaViolette đề cập đến gồm điện-trọng-lực học (electrogravitics), điện-động học Năng lượng Mới (electrokinetics) và máy cộng hưởng liên hợp pha (resonant phase generators).




Máy bay quân sự TR3B (Mỹ). Các tàu bay phản trọng lực hình tam giác hay dùng kỹ thuật công hưởng liên hợp pha để tạo lực đẩy thay vì động cơ phản lực.




Tàu bay Flux Liner (chương trình không gian bí mật), được trình diễn tại căn cứ không quân Norton năm 1988, bay theo các nguyên lý điện-trọng-lực học (electrogravitics).




Để đàn áp sự phát triển của công nghệ cao nói chung và công nghệ hàng không – khoa học vũ trụ nói riêng tại các nước không-phải-là-siêu-cường-quốc, giới tinh hoa (các nhà tài phiệt, đại loại là giai cấp bóc lột nếu hiểu theo hệ tư tưởng Mác-Lenin) đã cố ý kiểm duyệt nội dung các bộ sách giáo khoa về vật lý và điện – điện tử, với hệ quả là kỹ thuật hàng không sẽ luôn bị kìm hãm trong mô hình của loại máy bay có 2 cánh và đốt nhiên liệu hóa thạch. Để thực hiện ý đồ cố ý hạn chế kiến thức các sinh viên khoa học – công nghệ, một số chủ đề họ không cho phép đưa vào sách giáo khoa gồm: Bộ 20 phương trình đầy đủ của Maxwell về điện lực; mối quan hệ giữa điện và trọng lực; cách điều chỉnh giá trị của “hằng số” Planck trong một không gian cục bộ; cách điều chỉnh tốc độ ánh sáng trong một không gian cục bộ, và nhiều chủ đề nữa.


Ngoài ra, các “định luật” như Định luật bảo toàn năng lượng, Định luật 2 nhiệt động lực học, và Định luật 3 của Newton vẫn được rao giảng như những giáo điều tôn giáo mặc dù các thí nghiệm cụ thể đã chúng minh rằng cách những “định luật” đó được trình bày trong sách giáo khoa một cách không chính xác. Kết quả của việc đó là khi HS-SV ra trường, họ nghĩ rằng nhiều điều tuyệt diệu hoàn toàn có thể (như vượt tốc độ ánh sáng) là những điều không thể, nên họ sẵn sàng làm ra những công nghệ thông thường. Bằng cách dạy cho HS-SV những thông tin thiếu chính xác về vật lý, giới tinh hoa đã tạo nên một chênh lệch ngày càng lớn giữa họ và giai cấp lao động về khoa học – công nghệ.


Công nghệ phản trọng lực mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Đầu tiên, có thể nhắc đến việc nó không đòi hỏi phải đốt nhiên liệu hóa thạch và gây ô nhiễm môi trường. Thường, tàu bay phản trọng lực có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với công nghệ máy bay loại 2 cánh. Vì tàu bay phản trọng lực có thể lên không lưu và trở lại mặt đất trực tiếp, nó không cần đường lăn. Đối với chính quyền các tỉnh thành, đây là một điều hết sức vui mừng vì có nghĩa rằng không cân giải tỏa nhà đất để xây sân bay rộng lớn. Với vận tốc từ 40 000km/giờ, thời gian bay sẽ rất, rất nhanh so với bây giờ, một điều cho phép các hãng hàng không tiết kiệm chi phí lao động.


Đầu thế kỷ 21 là một thời kỳ chứng kiến một số công dân Trái đất ngày càng lớn thức tỉnh về những nguyên nhân thật sự của Thế chiến Thứ 2 và các xung đột thuốc cuộc Chiến tranh Lạnh. Một phần lớn các xung đột đó là liên quan đến sự tranh giành công nghệ cao nói chung và công nghệ Năng lượng Mới nói riêng. Đặc biệt, với các xung đột của cuộc Chiến tranh Lạnh, trong đó có 2 cuộc chiến tranh Đông Dương từ 1946-1975, chúng ta thấy rằng một mục đích chính của các siêu cường quốc không phải là sự chiến thắng theo cách hiểu truyền thống, mà là để tạo một cỗ máy tài trợ cho các chương trình công nghệ cao tối mật. Kết quả của những xung đột đó, tại Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Châu Phi… là hàng triệu người vô tội đã trả bằng máu cho công nghệ cao này, dù họ không hề được hưởng lợi ích từ nó. Có lẽ, trong nửa đầu thế kỷ 21, các nước của hàng triệu nạn nhân kia sẽ bắt đầu tiếp cận và sử dụng công nghệ cao này cho lợi ích chung.


Ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ phản trọng lực không chỉ giới hạn ở hàng không dân dụng. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ tạo một cơ sở cho tất cả các nước tham gia trào lưu Năng lượng Mới phát triển một chương trình công nghệ vũ trụ mạnh mẽ. Từ khi trung tướng Phạm Tuân bay vào vũ trụ năm 1980, đã mất 35 rồi. Khi phi hành gia người Việt tiếp theo bay vào vũ trụ, ông (hoặc bà) sẽ lên đó bằng công nghệ phản trọng lực – và bay xa hơn trung tướng Phạm Tuân rất nhiều. Với công nghệ này, các chuyến bay liên hành tinh và thậm chí liên sao sẽ hoàn toàn khả thi.


Cộng đồng “thức tỉnh” trên toàn thế giới đang nhanh chóng nhận thức rằng các hoạt động công khai của NASA và các chương trình khoa học vũ trụ của Nhật, Châu Âu, Ấn độ và Trung Quốc chỉ là một phần – và hầu như một phần không đáng kể – trong toàn cảnh các chương trình khoa học vũ trụ được thực hiện từ thập niên 1940.


Quan trọng hơn hết là những chương trình không gian bí mật (secret space programs) như được nghiên cứu bởi Simon Parkes (chính trị gia tại Anh Quốc), Randy Cramer (sĩ quan Thủy quân đánh bộ Hoa kỳ), nhà sử học Richard Dolan, cựu bộ trưởng quốc phòng Canada Paul Hellyer, nhà khoa học chính trị Ts. Michhael Salla, và nhiều học giả khác. Những chương trình không gian bí mật này không thuộc một đất nước hay một chính phủ nào, mà là của một số ít (khoảng ba) tập đoàn tư nhân được tài trợ và lãnh đạo bởi các tinh hoa nhiều quốc tịch khác nhau. Trong những chương trình tối mật này, các hoạt động của người Trái đất trên Mặt trăng và sao Hỏa đã và đang là một thực tế hàng ngày, ngay từ thập niên 60. Các chương trình này đã được tiến hành một cách hết sức bí mật để giữ gìn độc quyền khai thác các tài nguyên và cơ hội kinh doanh quý giá. Quý độc giả có thể chắc chắn một điều rằng, các chương trình không gian bí mật nói trên không đưa phi hành gia của họ lên quỹ đạo (và xa hơn nữa) bằng công nghệ tên lửa lạc hậu của thập niên 40.


Nhóm Năng lượng Mới xin giới thiệu video trên của tiến sĩ Paul LaViolette với niềm hy vọng rằng một số kỹ sư và sinh viên khoa học – công nghệ Việt Nam sẽ dành thời gian đi xa hơn những giao điều được rao giảng trong bộ sách giáo khoa và nghiên cứu tiếp vào các công nghệ đột phá và những nguyên lý khoa học đằng sau chúng. Chỉ bằng cách này, Việt Nam mới có thể nhảy một bước lớn vào thế kỷ 21 và tham gia cộng đồng những nước tiên tiến nhất về khoa học hàng không và công nghệ vũ trụ. Đây không chỉ là một cơ hội để làm điều gì đó cho vui; nó thật sự là một nhu cầu để có đủ điều kiện xây dựng và giữ gìn một xã hội thịnh vượng.


Nhóm Năng lượng Mới Việt Nam xin cung cấp cho Quý độc giả một số tài liệu tham khảo thêm về công nghệ phản trọng lực và những nguyên lý khoa học cần phải tìm hiểu trong thời đại mới – thời đại công khai hóa những thông tin từng bị đàn áp ra khỏi sự quan tâm của giai cấp lao động trong thế kỷ trước.




Những bí mật về công nghệ phản trọng lực theo tiến sĩ Paul LaViolette

Copyright © Bí ẩn Internet All Right Reserved