Với những hình ảnh minh họa là các loài thực vật và màu sắc đã úa vàng theo thời gian, bản thảo này được viết bằng một thứ ngôn ngữ đến nay vẫn không ai có thể giải mã được, chính vì thế nó cũng được xem là cuốn sách bí ẩn nhất thế ngôn hiện nay.
Để thanh toán món nợ cho chi phí theo học đại học, một tu sĩ có tên Villa Mondragone đã buộc trả cho Wilfrid Voynich, một nhà buôn sách cổ một cuốn bản thảo được viết bằng bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà không ai có thể hiểu được. Cuốn sách này là một món hời mà nhà buôn này có được, bởi vì nó không chỉ là một cuốn sách cổ có từ thế kỷ 17 mà còn chứa những thông tin thú vị, đặc biệt là danh sách nhà biên khảo bản thảo cực kỳ ấn tượng được ghi chép trong cuốn sách như sau “Cuốn sách thuộc về Hoàng đế Rudolph II của nước Đức (1576 -1612), người đã bỏ ra 600 đồng ducat vàng và tin rằng đây là một công trình nghiên cứu của Roger Bacon. Rất có khả năng Hoàng đế Rudolph đã mua lại bản thảo từ nhà chiêm tinh người Anh John Dee (1527 – 1608). Ông này dường như này sở hữu nhiều bản thảo khác của Roger Bacon“. Thời gian sau cùng nó này về Voynich từ năm 1912 đến 1969 trước khi được bổ sung vào bộ sưu tập sách hiếm của Đại học Yale.
Bản thảo Voynich chứa nhiều này minh họa thực vật đầy màu sắc rất giống những gì chúng ta biết được qua khoa học hiện đại ngày nay, nhưng không phải loài nào trong bản thảo cũng có thể nhận biết được. Ngoài ra trong sách cũng có các mô tả khác về vũ trụ và chiêm tinh học cũng như hình ảnh một số phụ nữ khỏa thân tắm trong một bể nhỏ. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng cuốn sách có nội dung bao gồm nhiều chủ đề như thực vật, chiêm tinh, y học, sinh học, vũ trụ học và dược học. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải mã bản thảo, nhưng nội dung chính xác của nó là gì vẫn chưa ai biết được.
Trong nhiều năm qua, cũng có người cho rằng đây là một trò lừa bịp, họ cho rằng có thể đây là một tác phẩm do chính Voynich tạo ra vì ông ta có đủ kiến thức để tập hợp những gì có trong cuốn sách nhờ nghề nghiệp buôn bán sách cổ trong suốt cuộc đời, nhưng Tiến sĩ Marcelo Montemurro đến từ đại học Manchester và Tiến sĩ Damian Zanette của Centro Atómico Bariloche e Instituto Balseiro, Argentina từng bỏ công nghiên cứu cuốn sách kỹ lưỡng đã phản bác những ý kiến đó. Cả hai tuyên bố rằng: “Những mạng ngữ nghĩa học mà chúng tôi có được rõ ràng cho thấy nó liên quan đến sự chia sẽ những sự tương đồng cấu trúc mà chúng ta thường thấy ở những ngôn ngữ thật sự” và không chắc rằng những nội dung cuốn sách chỉ đơn giản là lắp ghép từ nhiều nguồn khác nhau vào bản thảo để lừa bịp. Hầu hết những kiến thức học thuật của các cấu trúc trong sách chưa từng được biết đến vào thời điểm bản thảo được tạo ra. Cuốn sách chứa tổng cộng 170,000 ký tự tách rời nhau bởi một khoảng trắng hẹp. Hai nhà nghiên cứu cũng có thể phân biệt được một bản chữ cái với 20 – 30 ký tự.
Nhờ khả năng phát tán tuyệt vời qua Internet, hiện có hàng ngàn người trên thế giới tham gia vào cuộc giải mã bản thảo Voynich kỳ lạ này. Dù vậy, niềm hy vọng là rất ít, bởi vì cuốn sách đã từng được nhiều nhà thông thái qua nhiều thế kỷ nỗ lực tìm ra chìa khóa để giải mã thứ ngôn ngữ kỳ lạ này nhưng đều thất bại. “Chắc chắn có một câu chuyện đằng sau nó mà có lẽ chẳng bao giờ chúng ta được biết” – Tiến sĩ Montemurro thú nhận.
———————————–
TRỌN BỘ CUỐN BẢN THẢO VOYNICK DÀI 217 TRANG
——————————
Trọn bộ Bản thảo Voynich, cuốn sách bí ẩn nhất thế giới P.1