Những câu chuyện thú vị, những câu chuyện ghê sợ hay những tin đồn… về một mạng internet bí ẩn (mảng tối internet) mà bạn không thể tìm thấy hay truy cập vào nó bởi một (theo) cách thông thường, sau một thời gian lắng xuống, một lần nữa đang gây bão trên cộng đồng mạng thời gian gần đây. Vậy những website đó là gì? nó có thực sự đáng sợ như những gì mọi người vẫn tưởng tượng hay không?
Hàng ngày vẫn có hằng trăm nghìn website mới được sinh ra cùng với lượng thông tin khổng lồ trên đó, nhưng như mọi người vẫn nói, nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi. Vẫn có những website bị ẩn đi bởi mục đích nào đó…. Và số lượng là không hề nhỏ.
Deep web mảng tối internet thực ra là cái tên mà một số chuyên gia đặt ra để ám chỉ cái phần bị ẩn đi của internet mà thôi, và khái niệm tầng mà các bạn đang nói tới đó là cách để thể hiện các mức độ bảo mật. Nếu Deepweb là một hệ thống theo lý thuyết là không thể tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm hay vào được bằng những cách thông thường thì xung quanh các bạn thực ra tồn tại rất nhiều và không phải cái nào cũng chứa đựng những thông tin đen tối. Ở đây mình ví dụ như hệ thống CRM mà các bạn nào đã từng làm tại các công ty thương mại điện tử lớn có lẽ không xa lạ gì. Có thể coi nó là hệ thống quản lý thông tin nội bộ, không thể tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm nếu người quản trị ẩn nó đi… có khá nhiều thông tin có ích trong đấy. Có thể coi nó là Deep web tầng 1 đấy.
Hay một ví dụ nữa đơn giản hơn, hệ thống chấm công qua mạng cũng là một Deepweb, cái này có khi còn bảo mật cao hơn cả cái CRM. Rõ ràng là nó bị ẩn đi trên các công cụ tìm kiếm như google hay ask, bing… Nhưng các bạn vẫn có thể truy cập vào bằng những trình duyệt thông thường, bạn có thể đăng nhập thành công nhưng không thể ngồi ở nhà chấm công và ung dung đi muộn mà vẫn hưởng lương được, bởi vì bạn không thể thao tác nêu dải địa chỉ IP không trùng với giải địa chỉ ip tại công ty bạn mà người quản trị đã định sẵn. nếu bạn có thể làm cho địa chỉ IP của bạn được chấp nhận và qua mặt được hệ thống, cũng có thể coi là các bạn vừa truy cập vào được một deepweb có độ bảo mật thuộc tầng 1 hay 2 gì đó.
Tiếp tục như thế, công ty càng lớn càng có nhiều bí mật, và chắc chắn họ cũng có một cái Deepweb của riêng mình. Như công ty Apple chẳng hạn, có thể phá vỡ tường bảo vệ và truy cập vào thu thập thông tin từ cái web ẩn của công ty này thì có thể coi bạn đang vừa mở khóa được một cái deepweb ở tầng 7 8 9 gì đó.
Còn một thắc mắc nữa mà các bạn hay hỏi đó là nếu lượng thông tin ở deepweb lớn như thế mà người ta lại ẩn đi thế thì nó dùng để làm gì, hay deepweb tại sao thông thường lại nguy hiểm.
Ở đây mình giải thích luôn, cái lượng thông tin lớn như thế có thể là những bản phác thảo mẫu, những sơ đồ chế tạo chưa hoàn chỉnh, nhưng nếu để nó lọt ra ngoài vẫn có thể gây tổn hại rất lớn đến bạn. Điển hình như chiếc iPhone 5s chẳng hạn. Chắc chắn trước lúc nó ra mắt phải trải qua một quá trình thử nghiệm khá là dài. Phải có những bản mẫu hay những bản chưa hoàn chỉnh trước đó. Nếu bạn mà bị hacker lấy đi và bán cho các đối thủ cạnh tranh thì sao…. Chắc chắn là gây tổn hại lớn rồi, có lẽ đến đây các bạn cũng hiểu được phần nào cái lượng thông tin bị dấu đi đó nó có ích như thế nào rồi.
Còn tại sao nó nguy hiểm, đơn giản thôi, nó nguy hiểm hay không còn tùy và cách mà bạn sử dụng nó với mục đích gì? truy cập vào nó với mục đích gì?
Ví dụ đơn giản với hệ thống chấm công: bạn muốn truy cập để gian lận chấm công, bạn bị lộ thông tin và không che dấu được danh tính của mình, ngày hôm sau ngay lập tức một quyết định thôi việc để trên bàn.
Hay ở mức độ cao hơn nữa, giả dụ như cái bản phác thảo iPhone 6 mà Apple đang chuẩn bị ra mắt bị hacker khám phá, nắm được qua việc bẻ khóa cái Deepweb của công ty Apple chẳng hạn. Họ bán cho Samsung, ngày hôm sau có ngay sản phẩm sung lai táo. Apple chết, hàng nghìn công nhân mất việc, hàng trăm nghìn những người thân của công nhân đói… rồi hàng trăm nghìn người đó phải làm mọi cách để kiếm ăn……. Loạn, Bạo loạn. Thế đã đủ nguy hiểm chưa ạ.
Tư liêu từ Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Web_ch%C3%ACm
Deep Web - Khái niệm ban đầu